Máy Tính Đa Năng
Máy Tính Điểm Trung Bình Tích Lũy (GPA)


Máy Tính Điểm Trung Bình Tích Lũy (GPA)

Máy tính điểm trung bình GPA này sẽ tính toán điểm trung bình và tạo báo cáo dựa trên tín chỉ và điểm bạn đạt được trong từng môn học. Cả điểm bằng số và điểm bằng chữ đều có thể tính được.

Học Kỳ 1

Học Kỳ Trước

Tùy chọn

ĐIỂM TRUNG BÌNH
KHÓA HỌC TÍN CHỈ ĐIỂM ĐIỂM SỐ
Toán 3 A 3x4 = 12
Tiếng Anh 3 B+ 3x3.3 = 9.9
Lịch sử 2 A 2x4 = 8
Tổng cộng/Toàn bộ 8 GPA: 3.737 29.9

Có lỗi với phép tính của bạn.

Mục lục

  1. Máy Tính Lập Kế Hoạch GPA
  2. Máy tính này dùng cả điểm bằng chữ và điểm bằng số
  3. Ví Dụ
  4. Cải Thiện GPA Của Bạn
  5. Chuyên Cần
  6. Lập Kế Hoạch

Máy Tính Điểm Trung Bình Tích Lũy (GPA)

Máy tính này tính điểm trung bình GPA của học sinh. Nếu bạn đang học cấp 3 và tham gia các lớp AP/IB, bạn cần phải điều chỉnh mục "Cài Đặt" để nhập điểm theo tỷ lệ phần trăm hoặc theo một thang điểm khác. Bạn cũng có thể tính cả điểm GPA trước đó hoặc các môn học nhóm theo học kỳ.

Máy Tính Lập Kế Hoạch GPA

Bạn có thể dùng máy tính này để ước tính điểm trung bình GPA tối thiểu cần thiết cho các khóa học sắp tới nhằm đạt được mục tiêu GPA hoặc duy trì mức GPA mong muốn.

Máy tính này dùng cả điểm bằng chữ và điểm bằng số

Tại các trường học trên thế giới, có rất nhiều hệ thống đánh giá khác nhau. Điểm trung bình (GPA) là một trong những thước đo thành tích học tập được sử dụng phổ biến nhất. Khi tính điểm trung bình chung của học sinh, tín chỉ của mỗi môn học sẽ được tính đến.

Máy tính này chấp nhận cả hai loại điểm chữ và điểm số. Bảng dưới đây trình bày sự tương quan giữa các điểm bằng chữ và điểm bằng số.

  • F = 0 điểm
  • D- = 0,7 điểm
  • D = 1 điểm
  • D+ = 1,3 điểm
  • C- = 1,7 điểm
  • C = 2 điểm
  • C+ = 2,3 điểm
  • B- = 2,7 điểm
  • B = 3 điểm
  • B+ = 3,3 điểm
  • A- = 3,7 điểm
  • A = 4 điểm
  • A+ = 4,3 điểm

P (pass, đạt), NP (not pass, chưa đạt), I (incomplete, chưa hoàn chỉnh), và W (withdrawal, thu hồi) không có sự tác động.

Hầu hết các học sinh tại trường ở Mỹ đều được tính điểm theo hệ thống được thiết kế như trên. Tuy nhiên, F thỉnh thoảng thay thế cho E. Một vài hệ thống tính điểm có chứa các loại điểm như A+ hoặc B-.

Một số học sinh có thể coi trọng một vài môn học hơn những môn khác. Máy tính này có thể tính đến điều này nếu một lớp có "tỷ trọng" là một số tín chỉ nhất định. Chức năng này giúp biến điểm số của họ trong một môn học trở nên có ý nghĩa hơn khi xác định điểm trung bình tích lũy (GPA) tổng thể.

Ví Dụ

Khóa Học Tín Chỉ Điểm Điểm Theo Tín Chỉ
Toán 4 A+ 4 × 4,3 = 17,2
Vật Lý 2 B 2 × 3 = 6
Tiếng Anh 3 A 3 × 4 = 12
Tổng 9 NA 35,2
GPA 35,2 / 9 = 3,91
Khóa Học Tín Chỉ Điểm Số Điểm Theo Tín Chỉ
Sinh Học 4 3 4 × 3 = 12
Hóa Học 3 2 3 × 2 = 6
Thí Nghiệm Hóa Học 2 4 2 × 4 = 8
Tổng 9 NA 26
GPA 26 / 9 = 2,89

Cải Thiện GPA Của Bạn

Gia tăng điểm trung bình GPA không phải chuyện dễ, mỗi học sinh đều có cách học khác nhau. Dưới đây là một số mẹo có thể giúp bạn cải thiện GPA, tuy không đảm bảo hiệu quả 100% nhưng sẽ hình thành thói quen tốt và ảnh hưởng tích cực đến việc học của bạn.

Chuyên Cần

Học phí cho các môn học thường được chi trả bởi học sinh hoặc gia đình. Đôi khi, học sinh có thể cho rằng một khóa học nào đó vô dụng hoặc gây lãng phí thời gian. Bỏ học sẽ dẫn đến mất tiền và mất cơ hội học tập.

Có mặt trong lớp thôi cũng đã mang lại nhiều thông tin quan trọng rồi. Giả sử một bạn học sinh không biết về việc thay đổi lịch thi hoặc nội dung môn học vì vắng mặt, điểm trung bình của bạn ấy có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Giáo viên thường xuyên giảng bài và bài giảng sẽ được đăng lên mạng sau đó. Tuy nhiên, không tham dự lớp học có thể khiến học sinh thiếu kiến thức bồi dưỡng. Tương tác với giáo viên và các sinh viên khác giúp học sinh hiểu sâu hơn về khóa học. Giao lưu trực tiếp sẽ giúp học sinh nắm bắt tốt hơn các khái niệm nhất định. Việc giải đáp những câu hỏi tưởng chừng nhỏ nhặt của học sinh trong lớp và những giải thích sau đó có thể ảnh hưởng đáng kể đến điểm thi.

Học sinh hoạt động tích cực cho phép giảng viên nắm bắt được điểm mạnh và điểm yếu đặc trưng trong phạm vi các lớp học nhỏ. Giáo viên thấy học sinh quan tâm và chú ý sẽ dễ dàng thông cảm hơn trong những tình huống cấp bách như nộp bài muộn.

Tính chuyên cần sẽ giúp học sinh tương tác tốt hơn với môn học so với chỉ đọc lại các bản ghi chép trực tuyến hoặc sách giáo khoa. Giáo viên có thể giải thích ngay những điểm không rõ ràng ngay tại chỗ. Yếu tố này có thể ảnh hưởng đến điểm số và điểm trung bình của học sinh.

Lập Kế Hoạch

Mỗi học sinh có khả năng tiếp thu thông tin khác nhau. Một số bạn thích học tập kiên trì trong thời gian dài, trong khi những bạn khác lại thích nghỉ ngơi thường xuyên. Không có phương pháp học nào phù hợp để áp dụng cho tất cả mọi người. Cả phong cách học và lịch trình riêng của mỗi người sẽ quyết định cách tiếp cận việc học của họ.

Học tập và ghi chép luôn đi kèm nhau. Đôi khi, học sinh không có đủ thời gian để tiếp thu tất cả thông tin mà giảng viên trình bày trong bài giảng, vì vậy thói quen ghi chép trong giờ học là rất cần thiết. Xem lại ghi chú sẽ cho phép bạn quay lại củng cố kiến thức.

Quản lý thời gian là yếu tố then chốt trong quá trình lập kế hoạch. Một ngày chỉ có 24 giờ và chúng ta không thể sử dụng tất cả chúng một cách hiệu quả. Đúng là học tập rất quan trọng. Nhưng nếu nhồi nhét quá nhiều môn học vượt mức chịu đựng của bản thân, điểm số và điểm trung bình của bạn có thể chuyển biến theo chiều hướng xấu.

Số lượng lớp học cần có mặt trong một số môn có thể tỏ ra đáng sợ. Nhưng cách sắp xếp thời gian học hợp lý cho từng môn có thể giảm thiểu căng thẳng và tăng khả năng tiếp thu. Khi đã chọn được tất cả các lớp học muốn tham gia, cân nhắc sắp xếp và lên lịch học có thể giúp bạn ước tính khối lượng học và thời gian học cân bằng.

Thường xuyên xem lại bài giảng cũng là một cách quản lý thời gian hiệu quả. Bài thi cuối kỳ thường bao gồm rất nhiều kiến thức. Học đều đặn và có phương pháp sẽ tốt hơn là nhồi nhét kiến thức trong vài ngày trước thi.

Nghiên cứu thông tin liên tục không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian mà còn cải thiện kết quả thi và điểm trung bình của bạn.