Máy tính Sức khỏe & Thể dục
Máy tính tăng cân khi mang thai


Máy tính tăng cân khi mang thai

Ứng dụng này giúp các mẹ bầu theo dõi cân nặng cơ thể khi mang thai theo từng tuần, dựa trên cân nặng trước khi mang thai và các thông số được cung cấp bởi Viện Y Học Hoa Kỳ (IOM).

KẾT QUẢ
Phạm vi cân nặng được khuyến nghị 172.7 - 177.7 lbs
Phạm vi cân nặng được khuyến nghị khi sinh 190.5 - 200.3 lbs
Chỉ số BMI trước khi mang thai của Bạn 22.6 kg/m2

Tuần 0

Tuần 5

Tuần 10

Tuần 15

Tuần 20

Tuần 25

Tuần 30

Tuần 35

Tuần 40

Tuần Phạm vi Cân nặng Được Khuyến Nghị Cân nặng Được Khuyến nghị Tăng
Tuần 1 165.3 - 165.3 lbs 0.0 - 0.0 lbs
Tuần 2 165.44 - 165.75 lbs 0.09 - 0.40 lbs
Tuần 3 165.5 - 166.0 lbs 0.2 - 0.7 lbs
Tuần 4 165.6 - 166.4 lbs 0.3 - 1.1 lbs
Tuần 5 165.7 - 166.8 lbs 0.4 - 1.5 lbs
Tuần 6 165.8 - 167.1 lbs 0.5 - 1.8 lbs
Tuần 7 165.9 - 167.5 lbs 0.6 - 2.2 lbs
Tuần 8 165.9 - 167.9 lbs 0.6 - 2.6 lbs
Tuần 9 166.0 - 168.2 lbs 0.7 - 2.9 lbs
Tuần 10 166.1 - 168.6 lbs 0.8 - 3.3 lbs
Tuần 11 166.2 - 169.0 lbs 0.9 - 3.7 lbs
Tuần 12 166.3 - 169.3 lbs 1.0 - 4.0 lbs
Tuần 13 166.4 - 169.7 lbs 1.1 - 4.4 lbs
Tuần 14 167.3 - 170.9 lbs 2.0 - 5.5 lbs
Tuần 15 168.2 - 172.0 lbs 2.9 - 6.7 lbs
Tuần 16 169.1 - 173.1 lbs 3.8 - 7.8 lbs
Tuần 17 170.0 - 174.3 lbs 4.7 - 8.9 lbs
Tuần 18 170.9 - 175.4 lbs 5.6 - 10.1 lbs
Tuần 19 171.8 - 176.5 lbs 6.4 - 11.2 lbs
Tuần 20 172.7 - 177.7 lbs 7.3 - 12.3 lbs
Tuần 21 173.6 - 178.8 lbs 8.2 - 13.4 lbs
Tuần 22 174.5 - 179.9 lbs 9.1 - 14.6 lbs
Tuần 23 175.3 - 181.0 lbs 10.0 - 15.7 lbs
Tuần 24 176.2 - 182.2 lbs 10.9 - 16.8 lbs
Tuần 25 177.1 - 183.3 lbs 11.8 - 18.0 lbs
Tuần 26 178.0 - 184.4 lbs 12.7 - 19.1 lbs
Tuần 27 178.9 - 185.6 lbs 13.6 - 20.2 lbs
Tuần 28 179.8 - 186.7 lbs 14.4 - 21.4 lbs
Tuần 29 180.7 - 187.8 lbs 15.3 - 22.5 lbs
Tuần 30 181.6 - 189.0 lbs 16.2 - 23.6 lbs
Tuần 31 182.5 - 190.1 lbs 17.1 - 24.7 lbs
Tuần 32 183.4 - 191.2 lbs 18.0 - 25.9 lbs
Tuần 33 184.2 - 192.3 lbs 18.9 - 27.0 lbs
Tuần 34 185.1 - 193.5 lbs 19.8 - 28.1 lbs
Tuần 35 186.0 - 194.6 lbs 20.7 - 29.3 lbs
Tuần 36 186.9 - 195.7 lbs 21.6 - 30.4 lbs
Tuần 37 187.8 - 196.9 lbs 22.5 - 31.5 lbs
Tuần 38 188.7 - 198.0 lbs 23.4 - 32.6 lbs
Tuần 39 189.6 - 199.1 lbs 24.2 - 33.8 lbs
Tuần 40 190.5 - 200.3 lbs 25.1 - 34.9 lbs

Có lỗi với phép tính của bạn.

Mục lục

  1. Tăng cân lành mạnh trong suốt quá trình mang thai
  2. Phân Bổ Cân Nặng Liên Quan Đến Quá Trình Mang Thai²
  3. Rủi Ro Sức Khỏe Liên Quan đến Tình Trạng Tăng Cân Không Phù Hợp Khi Mang Thai
  4. Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai
    1. Canxi
    2. Axit folic và folate
    3. Protein
    4. Sắt
    5. Vitamin D
  5. Các loại thực phẩm nên tránh

Máy tính tăng cân khi mang thai

Công Cụ Máy Tính Tăng Cân Khi Mang Thai giúp thiết lập lộ trình tăng cân lành mạnh trong suốt quá trình mang thai dựa theo các khuyến nghị từ Viện Y Học Hoa Kỳ.

Tăng cân lành mạnh trong suốt quá trình mang thai

Trong thời kỳ mang thai, cơ thể người phụ nữ phải trải qua nhiều biến đổi đáng kể, cả về mặt sinh lý lẫn sinh hoạt. Một trong những thay đổi quan trọng chính là tăng cân. Đây là quá trình tự nhiên và cần thiết để đảm bảo thai nhi nhận đủ dưỡng chất, đồng thời giúp mẹ tích trữ năng lượng cho việc nuôi con bằng sữa mẹ sau này.

Tăng cân khi mang thai là chuyện hoàn toàn bình thường và cần thiết. Các nghiên cứu về chỉ số khối cơ thể (BMI) cho thấy rằng cơ thể mẹ bầu tăng cân trong một phạm vi nhất định sẽ mang lại lợi ích cho cả mẹ và bé¹.

Thông thường, mẹ bầu chỉ nên tăng khoảng 0,5 - 1,8 kg trong 3 tháng đầu và 0,5 kg mỗi tuần trong khoảng thời gian còn lại. Để tăng đều đặn 0,5 kg mỗi tuần, mẹ chỉ cần bổ sung thêm khoảng 300 calo mỗi ngày², tương đương với một củ khoai tây nướng cùng 57g thịt và một quả táo hoặc ăn thêm một chiếc bánh mì sandwich và một ly sữa.

Bảng dưới đây đưa ra thông tin khuyến nghị tăng cân trong quá trình mang thai theo Viện Y Học Hoa Kỳ, dựa trên chỉ số BMI trước khi mang thai của một người phụ nữ.

Khuyến nghị tăng cân tổng thể trong thai kỳ, dựa trên BMI của một cá nhân trước khi mang thai¹

Chỉ Số BMI Trước Khi Mang Thai (kg/m²) Nhóm Cân Nặng Phạm Vi Tăng Cân Tổng Quát Phạm Vi Tăng Cân Tổng Quát Khi Mang Thai Đôi
<18,5 Gầy 12,7-18,1 kg
18,5-24,9 Bình Thường 11,3-15,9 kg 16,8-24,5 kg
25,0-29,9 Thừa Cân 6,8-11,3 kg 14,1-22,7 kg
>30,0 Béo Phì 5,0-9,1 kg 11,3-19,1 kg

Lưu ý rằng đây chỉ là nội dung hướng dẫn khái quát, tốc độ tăng cân của mỗi phụ nữ là khác nhau. Để đánh giá nhu cầu cá nhân một cách chính xác, thai phụ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.

Trọng lượng tăng thêm trong thai kỳ không chỉ đến từ thai nhi. Phần lớn trọng lượng này là do sự phát triển của các mô hỗ trợ nuôi dưỡng thai nhi và quá trình phát triển của chính thai nhi. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn trong phần tiếp theo.

Phân Bổ Cân Nặng Liên Quan Đến Quá Trình Mang Thai²

Ngực phát triển 0,5-1,4 kg
Tử cung mở rộng 0,9 kg
Nhau thai 0,7 kg
Dịch ối 0,9 kg
Thể tích máu tăng 1,4-1,8 kg
Dịch cơ thể tăng 0,9-1,4 kg
Mỡ dự trữ 2,7-3,6 kg

Rủi Ro Sức Khỏe Liên Quan đến Tình Trạng Tăng Cân Không Phù Hợp Khi Mang Thai

Tăng cân không đủ hay quá nhiều trong thai kỳ đều tiềm ẩn những rủi ro đáng kể cho sức khỏe cả mẹ và bé. Tăng cân quá ít có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, làm tăng nguy cơ sinh non và các biến chứng liên quan.

Ngược lại, tăng cân quá mức trong thai kỳ có thể dẫn đến tiểu đường thai kỳ, các rối loạn huyết áp và tăng nguy cơ gặp các biến chứng khi sinh con, bao gồm nguy cơ phải mổ lấy thai cao hơn và sinh con với cân nặng lớn hơn trung bình. Hơn nữa, giảm cân sau sinh cũng có thể gặp khó khăn. Cả hai thái cực tăng cân đều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác theo dõi và duy trì mức cân nặng hợp lý khi đang mang thai.

Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai

Chế độ ăn uống của phụ nữ mang thai thường xuyên trở thành chủ đề bàn luận sôi nổi và có nhiều khác biệt tùy theo văn hóa. Những thứ bà bầu ăn, uống hoặc kiêng khem có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của thai nhi. Tuy nhiên, không có một công thức cụ thể nào để đảm bảo hoàn toàn sức khỏe cho bé.

Theo dõi chặt chẽ chế độ ăn là điều cần thiết, nhưng cũng đừng áp lực bản thân phải tuân thủ cứng nhắc từng lời khuyên. Một chế độ ăn cân bằng tiêu chuẩn bao gồm đủ hoa quả, rau xanh, thịt nạc, chất béo tốt và ngũ cốc nguyên cám sẽ là nền tảng vững chắc cho thai kỳ. Một số chất dinh dưỡng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển và tăng trưởng khỏe mạnh của trẻ em. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về một số chất dinh dưỡng thiết yếu dưới đây.

Canxi

Canxi đóng vai trò thiết yếu trong hoạt động hàng ngày của hệ cơ, hệ tuần hoàn và hệ thần kinh. Nó cũng cần thiết cho quá trình phát triển và duy trì sức khỏe của xương và răng. Phô mai, sữa và sữa chua là những ví dụ điển hình về các sản phẩm từ sữa giàu canxi. Ngoài các sản phẩm từ sữa, canxi còn có mặt trong các thực phẩm không chứa sữa như cá hồi, rau bina, cải xoăn và bông cải xanh.

Axit folic và folate

Axit folic là dạng tổng hợp của vitamin nhóm B, thường được gọi là folate. Đây là một dưỡng chất thiết yếu, có vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng folate giúp giảm nguy cơ sinh non, ngăn ngừa dị tật ống thần kinh, hoạt động bất thường của tủy sống và não, đồng thời hỗ trợ sự phát triển lành mạnh của não và tủy sống.

Bạn có thể bổ sung acid folic bằng cách sử dụng viên uống bổ sung hoặc lựa chọn các thực phẩm giàu acid folic. Các nguồn cung cấp acid folic dồi dào bao gồm: cam quýt (và các loại trái cây họ cam), một số loại rau xanh lá (như rau bina), đậu và đậu khô, và viên uống bổ sung acid folic.

Protein

Trong thai kỳ, protein đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Thịt nạc, gà, trứng, cá, đậu, hạnh nhân, đậu Hà Lan và các sản phẩm từ đậu nành là nguồn protein dồi dào, lành mạnh.

Sắt

Sắt là một khoáng chất thiết yếu cho sự phát triển và tăng trưởng của thai nhi. Vai trò quan trọng của sắt nằm ở chức năng sản xuất máu, giúp vận chuyển oxy đến nuôi dưỡng thai nhi đang lớn dần trong bụng mẹ. Trong quá trình mang thai, nhu cầu về sắt của phụ nữ tăng gấp đôi so với bình thường.

Nếu không bổ sung đủ lượng sắt cần thiết, phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc thiếu máu do thiếu sắt, dẫn đến cảm giác mệt mỏi, kiệt sức, đồng thời tăng nguy cơ sinh non. Bên cạnh đậu và rau củ có chứa sắt, các loại thực phẩm khác giàu sắt bao gồm thịt đỏ nạc, thịt gà và cá.

Để tăng khả năng hấp thụ sắt từ nguồn thực vật, bạn có thể kết hợp các thực phẩm giàu sắt với các món ăn hoặc đồ uống chứa nhiều vitamin C. Lý do là bởi sắt từ nguồn động vật dễ hấp thụ hơn khi kết hợp với vitamin C.

Vitamin D

Cũng giống như canxi, vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố xương của mẹ bầu và góp phần phát triển răng, xương của thai nhi. Ngoài các bữa ăn thông thường, bạn có thể bổ sung vitamin D thông qua các loại thực phẩm như sữa tăng cường vitamin D, nước cam, cá hồi và trứng.

Hầu hết các chất dinh dưỡng được đề cập ở trên đều có sẵn dưới dạng các loại thực phẩm bổ sung khác nhau và thói quen sử dụng vitamin tổng hợp khá phổ biến đối với bà bầu trong suốt thời kỳ mang thai. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên trao đổi thói quen ăn uống của mình với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Họ sẽ đánh giá chế độ ăn uống của bạn và hướng dẫn liều lượng bổ sung vitamin, khoáng chất, bao gồm vitamin tiền sản, phù hợp với nhu cầu cá nhân của bạn.

Các loại thực phẩm nên tránh

Trên hành trình mang thai, kiêng khem một số hoạt động và thực phẩm nhất định đóng vai trò quan trọng không kém so với việc bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi. Một trong những nhóm thực phẩm cần được hạn chế là các loại hải sản chứa hàm lượng thủy ngân cao. Càng to lớn và sống lâu, cá càng có xu hướng tích lũy thủy ngân nhiều hơn.

Để đảm bảo an toàn cho thai nhi, FDA khuyến cáo phụ nữ mang thai nên tránh các loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao như cá kiếm, cá mập, cá ngừ đại dương và cá thu vua. Thay vào đó, họ nên lựa chọn các loại hải sản ít rủi ro hơn và dồi dào dinh dưỡng như cá hồi, tôm, cá trê, cá tuyết, cá cơm, cá tuyết chấm, cá trích, cá ngừ đóng hộp loại nhạt, cá rô phi và nhiều loại khác.

Phụ nữ mang thai cũng cần cẩn trọng với các thực phẩm sống, chưa được nấu chín kỹ hoặc có nguy cơ nhiễm khuẩn. Cần tránh các món ăn như sashimi, sushi, cùng các loại sò ốc sống như hàu, ngao, sò điệp. Tương tự, các món thịt gia cầm, trứng và thịt gia súc chưa được nấu chín kỹ nên được tránh xa. Vi khuẩn trong những thực phẩm này có thể gây ngộ độc thực phẩm, đe dọa tới sức khỏe thai nhi đang phát triển.

Các chuyên gia khuyến cáo nên tránh tiêu thụ thực phẩm chưa được tiệt trùng, vì chúng có nguy cơ gây ra các bệnh liên quan đến tiêu thụ thực phẩm hoặc nước nhiễm bẩn. Điển hình là nhiều loại sản phẩm từ sữa chưa qua quá trình tiệt trùng.

Một số loại rau mầm có thể chứa vi khuẩn gây bệnh. Điển hình là mầm cỏ ba lá, cỏ linh lăng, giá và củ cải. Do đó, để đảm bảo an toàn, bà bầu nên tránh ăn sống mà cần nấu chín kỹ các loại mầm này.

Hiện tại, chưa có đủ bằng chứng khoa học về khả năng cafein đi xuyên qua nhau thai và tác động của nó đến thai nhi. Tương tự, các loại trà thảo mộc cũng là một ẩn số do thiếu nghiên cứu chuyên sâu về ảnh hưởng của chúng trong thai kỳ. Do đó, bà bầu nên thận trọng với những loại đồ uống có chứa hàm lượng cafein cao cũng như các loại trà.

Phụ nữ mang thai không bao giờ được uống rượu dưới bất kỳ tình huống nào. Không có nghiên cứu nào xác định được lượng rượu an toàn để uống khi mang thai. Uống rượu trong quá trình mang thai làm tăng nguy cơ sinh con chết lưu và hội chứng nghiện rượu ở thai nhi, dẫn đến các dị tật trí tuệ và khuôn mặt.

Tốt nhất nên kiêng hút thuốc trước, trong và sau thai kỳ vì hút thuốc gây hại cho cả mẹ và con. Thói quen này cũng có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm sinh non, thai chết lưu, cần phải mổ lấy thai (liên quan đến băng huyết ở mẹ) và các biến chứng khác.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa hút thuốc và nguy cơ xảy ra hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh, các dị tật bẩm sinh khác như phát triển thân não và phổi bất thường, bại não.

Một số nghiên cứu cũng cho thấy thuốc lá có khả năng làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ em trong những năm thiếu niên. Hút thuốc trong khi mang thai làm tăng nguy cơ trẻ bị béo phì khi lớn lên, và béo phì có nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe.

Danh sách này không bao gồm tất cả các loại thực phẩm phụ nữ nên tránh tiêu thụ trong thai kỳ. Tuân theo các nguyên tắc này sẽ giúp con bạn có cơ hội phát triển khỏe mạnh hơn. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào về chủ đề này, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

  1. Mayo Clinic. "Tăng cân khi mang thai: Điều gì là khỏe mạnh?"