Máy Tính Toán Học
Máy tính cơ bản


Máy tính cơ bản

Máy tính online thực hiện các phép toán cơ bản như cộng, trừ, nhân và chia. Bạn có thể sử dụng máy tính để tính phần trăm và tính thuế.

Có lỗi với phép tính của bạn.

Mục lục

  1. Máy tính cơ bản
  2. Hướng dẫn sử dụng
  3. Tính phần trăm
  4. Các ví dụ tính
    1. Thuế
    2. Tính diện tích nhà ở
  5. Máy tính: lịch sử phát triển
    1. Bàn tính
    2. Cỗ máy Antikythera
    3. Máy đếm của Leonardo da Vinci
    4. Máy tính cơ học của Schickard
    5. Máy tính đếm của Blaise Pascal
    6. Máy tính của Leibniz
    7. Máy Cộng Dồn Tích (Colmar Arithmometer)
    8. Máy tính trong Thế Kỷ XX
    9. Máy Tính Đương Đại

Máy tính cơ bản

Máy tính cơ bản

Máy tính online này cho phép bạn thực hiện nhanh chóng các phép toán cơ bản. Máy tính tiêu chuẩn này thực hiện các phép toán sau:

  • cộng,
  • trừ,
  • nhân,
  • chia,
  • bình phương,
  • căn bậc hai,
  • xác định, thêm và trừ phần trăm.

Máy tính chấp nhận đầu vào là số nguyên hoặc số thập phân. Mặc dù các phép toán được liệt kê ở trên đôi khi có thể dễ dàng thực hiện trong đầu, nhưng một máy tính đơn giản có thể hữu ích khi xử lý các con số lớn và số thập phân.

Hướng dẫn sử dụng

Dưới đây là các lệnh đặc biệt có trong máy tính:

  • mc là viết tắt của "Memory Clear" (Xóa Bộ Nhớ), bạn nhấn nó khi muốn xóa bộ nhớ của máy tính.

  • mr là viết tắt của "Memory Recall" (Nhắc Lại Bộ Nhớ), nhấn phím này khi bạn muốn ghi lại số hiện đang được lưu trữ trong bộ nhớ của máy tính. Nếu bộ nhớ máy tính trống, mr sẽ trả về số không.

  • m- là viết tắt của "Memory Minus" (Trừ Bộ Nhớ). Khi nhấn nút này, số hiện có trên màn hình sẽ được trừ khỏi số được lưu trữ trong bộ nhớ của máy tính.

  • m+ là viết tắt của "Memory Plus" (Cộng Bộ Nhớ). Tương tự như m-, khi nhấn m+, bạn sẽ thêm số trên màn hình vào số hiện có trong bộ nhớ của máy tính.

  • C.E. là viết tắt của "Clear Entry" (Xóa Nhập) và nên được sử dụng để xóa mục nhập hiện tại. Lưu ý rằng nút này chỉ xuất hiện sau khi bạn đã thực hiện ít nhất một mục nhập và màn hình không trống.

  • A.C. là viết tắt của "All Clear" (Xóa Tất Cả). Nhấn nút này khi bạn muốn xóa tất cả các mục nhập trước đó. Ví dụ: nếu bạn muốn tính toán 8-3 =? nhưng bạn đã vô tình nhập 8-4, bạn có thể nhấn C.E. trước khi nhấn dấu =, điều này sẽ chỉ xóa mục nhập cuối cùng – 4 – trong khi giữ nguyên mục nhập đầu tiên – 8 – nguyên vẹn. Sau đó, bạn có thể nhấn 3 và nhấn dấu = để có được đáp án cho câu hỏi cần thiết. Nhấn A.C. sẽ xóa tất cả các đầu vào, bao gồm cả 8. Lưu ý rằng nhấn A.C. không xóa bộ nhớ; bạn cần nhấn mc để làm điều đó.

  • R2 là viết tắt của "Round to 2 decimals" (Làm tròn đến 2 số thập phân). Ví dụ: nếu sau một số phép tính, kết quả trả về trông như thế này: 3.98124567, bạn có thể nhấn R2 để làm tròn nó thành một số nhìn đơn giản hơn, trong trường hợp này số làm tròn sẽ là: 3.98.

  • R0 là viết tắt của "Round to 0 decimals" (Làm tròn đến 0 số thập phân). Theo ví dụ trước, làm tròn 3.98124567 thành 0 số thập phân sẽ dẫn đến số sau: 4.

Giả sử số kết quả rất lớn hoặc rất nhỏ sau khi bạn thực hiện một số phép tính. Trong trường hợp đó, máy tính sẽ sử dụng ký hiệu e khoa học để hiển thị câu trả lời. Ví dụ, nếu câu trả lời là 0.00000007, máy tính sẽ trả về 7e-8, nghĩa là 7×10⁻⁸.

Tính phần trăm

Khi tính phần trăm của một số nhất định, việc nhấn dấu % sẽ tự động hiển thị giá trị phần trăm dưới dạng số thập phân. Ví dụ: nếu bạn cần tính 20% của 75, bạn nên nhập 75 × 20%, giá trị sẽ tự động thay đổi từ 20 thành 0.2. Để xem kết quả cuối cùng, hãy nhấn dấu bằng, màn hình sẽ hiển thị kết quả là 15, vì 15 là 20% của 75.

Máy tính cũng cho phép bạn cộng hoặc trừ một số phần trăm nhất định của giá trị khỏi chính giá trị đó. Ngoài ra, việc nhấn dấu % sẽ tự động hiển thị giá trị phần trăm. Ví dụ: giả sử bạn cần thực hiện phép tính 60 - 15% sau khi nhấn dấu %, số sẽ tự động đổi thành 9, vì 9 là 15% của 60. Sau khi nhấn dấu bằng, bạn sẽ nhận được kết quả mong muốn là: 51.

Các ví dụ tính

Thuế

Máy tính có thể hữu ích cho các tính toán nhanh chóng về thuế bán hàng. Giả sử bạn cần tính toán tổng giá mua của một mặt hàng có giá 567 đô la cộng thêm thuế bán hàng 6%. Nhập 567 + 6% và nhấn dấu bằng. Sau khi nhấn dấu %, bạn sẽ thấy giá trị của thuế bán hàng áp dụng cho lần mua này (34.02) và sau khi nhấn dấu bằng, bạn sẽ thấy kết quả cuối cùng: 601.02.

Đôi khi, đáp án cuối cùng sẽ trả về nhiều hơn 2 chữ số sau dấu thập phân. Bạn có thể nhấn R2 để làm tròn lên hai số thập phân trong những trường hợp như vậy. Thao tác này sẽ trả về giá trị cuối cùng bằng đô la và cent.

Trong ví dụ trước, nếu thuế bán hàng là 6.6% thay vì 6%, giá trị của thuế bán hàng sẽ là 37.422 và đáp án cuối cùng sẽ là 604.422. Để tìm giá trị bằng đô la và cent, hãy nhấn R2, màn hình sẽ trả về 604.42. Điều đó có nghĩa là tổng giá mua sẽ là 604 đô la và 42 cent.

Tính diện tích nhà ở

Giả sử bạn cần tính diện tích ngôi nhà của mình để biết bạn phải mua bao nhiêu tấm sàn cho các phòng. Bạn biết rằng có một phòng có chiều dài 5 mét và chiều rộng 3 mét, và phòng thứ hai có chiều dài 4 mét và chiều rộng 6 mét. Bạn cũng ý thức rằng diện tích của một căn phòng có thể được tính như sau:

Diện Tích = Chiều Dài × Chiều Rộng

Thay vì tìm hai diện tích riêng biệt rồi cộng các giá trị lại với nhau, bạn có thể sử dụng máy tính để thực hiện tất cả các phép tính cùng một lúc. Để thực hiện điều đó, hãy nhập 5 × 3 =, để có được giá trị 15, đó là diện tích của phòng đầu tiên. Sau đó, nhấn m+ để thêm số này vào bộ nhớ của máy tính. Ngoài ra, hãy nhập 4 × 6 =, để có được giá trị 24, đó là diện tích của phòng thứ hai.

Với số 24 vẫn hiển thị trên màn hình, hãy nhấn dấu cộng + và mr để thêm giá trị từ bộ nhớ của máy tính (15, diện tích của phòng đầu tiên) vào giá trị hiện tại. Sau đó, nhấn dấu bằng để có được câu trả lời cuối cùng là 39. Diện tích của cả hai phòng cộng lại là 39 mét vuông.

Máy tính: lịch sử phát triển

Từ "máy tính" xuất phát từ tiếng Latinh "calculo", có nghĩa là "đếm", "tính toán." Nguồn gốc của cái tên này cũng có thể được liên kết với từ "calculus", có nghĩa là "viên sỏi". Từ thuở sơ khai, người ta thường sử dụng viên sỏi để đếm.

Bàn tính

Bàn tính được phát minh ở Babylon cổ đại vào khoảng thiên niên kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Đây là nguyên mẫu của máy tính.

Ban đầu, bàn tính là một bảng được kẻ thành hàng hoặc có các vết lõm. Các dấu đếm (đá, xúc xắc) di chuyển dọc theo các đường hoặc vết lõm. Sau này, các phiên bản cải tiến của bàn tính dần xuất hiện, nơi các viên sỏi hoặc xương để đếm được đặt trên các thanh.

Khi người ta di chuyển tất cả các viên sỏi trên thanh đầu tiên sang một bên, một viên sỏi trên thanh tiếp theo dịch chuyển, cho thấy số lượng hàng chục. Thanh tiếp theo cho thấy số lượng trăm và cứ thế tiếp tục (đồng thời, viên sỏi thứ mười ở hàng đầu tiên được chuyển về vị trí ban đầu).

Ở một số vùng trên thế giới, người ta đã sử dụng một biến thể của bàn tính dưới dạng khung đếm để thanh toán trong các cửa hàng và lập sổ sách kế toán cho đến những năm 1980 và 1990.

Cỗ máy Antikythera

Cỗ máy Antikythera được coi là một trong những nguyên mẫu cổ nhất của máy tính hiện đại. Cỗ máy này được phát hiện vào đầu thế kỷ 20 gần đảo Antikythera của Hy Lạp trong một vụ đắm tàu. Các nhà khoa học tin rằng cơ chế của cỗ máy này có thể đã được áp dụng từ thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên. Thiết bị này giúp tính toán chuyển động của các hành tinh và vệ tinh. Cỗ máy Antikythera cũng có thể cộng, trừ và chia số.

Máy đếm của Leonardo da Vinci

Trong bộ sưu tập nhật ký của Leonardo da Vinci, người ta đã phát hiện thấy các bản vẽ của máy đếm đầu tiên. Máy bao gồm nhiều thanh với các bánh xe có kích thước khác nhau. Mỗi bánh xe đều có phần răng cho phép thiết bị hoạt động. Mười vòng quay của bánh xe đầu tiên dẫn đến một vòng quay của bánh xe thứ hai và mười chu kỳ của bánh xe thứ hai dẫn đến một vòng quay hoàn chỉnh của bánh xe thứ ba. Leonardo da Vinci chưa từng chế tạo ra một máy tính đếm hoạt động nào trong suốt quãng đời tại thế của ông.

Máy tính cơ học của Schickard

Năm 1623, giáo sư người Đức Wilhelm Schickard tuyên bố đã phát minh ra máy tính cơ học. Máy có thể thực hiện các phép toán cộng, trừ, nhân và chia. Nó được gọi là "máy tính cơ học" vì áp dụng nguyên lý về cơ chế sử dụng bánh răng. Máy tính cơ học Schickard là thiết bị cơ học đầu tiên thực hiện được bốn phép toán số học.

Máy tính đếm của Blaise Pascal

Năm 1642, Blaise Pascal, 19 tuổi, bắt đầu phát triển một loại máy tính đếm mới. Cha của Pascal là một người thu thuế và phải đối diện liên tục với các phép toán phức tạp. Vì vậy, con trai ông đã quyết định tạo ra một thiết bị giúp đơn giản hóa công việc này.

Máy tính đếm của Blaise Pascal được thiết kế như một hộp nhỏ chứa nhiều bánh răng được kết nối với nhau. Các số cần thiết để thực hiện bốn phép toán số học được nhập bằng cách xoay các bánh xe. Trong vòng mười năm, Pascal đã chế tạo khoảng 50 bản sao của những chiếc máy này và ông đã bán được 10 chiếc trong số đó.

Máy tính của Leibniz

Năm 1673, nhà toán học người Đức Gottfried Wilhelm Leibniz đã tạo ra một phiên bản khác của máy tính thời đó. Nguyên lý hoạt động cũng giống như máy tính của Pascal— sử dụng bánh răng và bánh xe. Leibniz đã thêm vào cỗ máy này chi tiết cải tiến dưới dạng hình trụ bậc thang được gọi là bánh xe Leibniz.

Mặc dù thiết bị này có những khiếm khuyết về mặt cơ học, nó đã gợi ý thêm nhiều khả năng mới cho các nhà phát minh máy tính trong tương lai. Hình trụ bậc thang, do Leibniz phát minh, đã được sử dụng trong nhiều thiết bị tính toán suốt 200 năm tiếp theo.

Máy Cộng Dồn Tích (Colmar Arithmometer)

Trong nửa đầu thế kỷ 19, Charles Xavier Thomas de Colmar đã tạo ra máy tính Arithmometer. Thiết bị tính toán thương mại đầu tiên này có thể thực hiện bốn phép toán số học. Arithmometer đã được sáng chế dựa trên máy tính của Wilhelm Leibniz.

Máy tính Arithmometer của De Colmar là một cỗ máy nhỏ làm bằng sắt hoặc gỗ có chứa bộ đếm tự động. Nó có thể thực hiện bốn phép toán số học: cộng, trừ, nhân và chia. Arithmometer đã có thể xử lý các số có ba mươi chữ số. Máy tính Arithmometer của De Colmar đã được sản xuất hàng loạt trong hơn 60 năm (cho đến năm 1915) và được bán bởi hơn 20 công ty.

Máy tính trong Thế Kỷ XX

Vào cuối những năm 1930, khi thế giới đang chuẩn bị cho cuộc chiến tranh mới. Các nhà chế tạo súng cần phải xuất xưởng những khẩu súng có độ chính xác cao để tiêu diệt kẻ thù mục tiêu.

Một trong những thiết bị đầu tiên để điều khiển hỏa lực phòng không là máy dự báo Kerrison. Đây là một thiết bị đếm cơ học có thể tính toán góc nhắm của súng dựa trên vị trí của mục tiêu, thông số đạn đạo của vũ khí và đạn dược, tốc độ gió cũng như các điều kiện khác.

Trong Thế chiến II, máy tính điện tử hoàn chỉnh đầu tiên, Colossus, đã được tạo ra ở Anh để giải mã các thông tin liên lạc bị chặn của kẻ thù. Máy này chuyên về giải mã, nhưng nó có thể lập trình và thậm chí có tích hợp màn hình điện tử.

ENIAC đã được tạo ra vào mùa thu năm 1945, sau khi Thế chiến II kết thúc. Lúc đầu nó được thiết kế cho mục đích quân sự - để tính toán các bảng bắn. Nhưng nó cũng có thể thực hiện bốn phép toán số học cơ bản. ENIAC nhanh hơn 1,000 lần so với máy tính cơ điện và có thể lưu trữ các số có mười chữ số trong bộ nhớ. Chiếc máy này cần đến 1,468 ống điện tử, 7,200 diode pha lê, 1,500 rơle, 70,000 cái điện trở, 10,000 tụ điện và khoảng 5 triệu mối nối hàn tay.

Cỗ máy tính này nặng khoảng 27 tấn và chiếm 167 mét vuông. ENIAC đã hoạt động cho đến năm 1955 tại Phòng Thí Nghiệm Nghiên Cứu Đạn Đạo Quân Đội Hoa Kỳ.

Năm 1961, ANITA đã xuất hiện, đây là máy tính để bàn điện tử hoàn chỉnh đầu tiên trên thế giới, được phát triển bởi công ty Control Systems Ltd của Anh. Các phép tính được thực hiện dựa trên bóng đèn chân không. Và màn hình sử dụng các chỉ báo phóng điện khí. Những chiếc máy tính ANITA đầu tiên này được bán với giá khoảng 355 pound, tương đương khoảng 4,800 pound (8,000 đô la) theo thời giá hiện tại.

Canon, Mathatronics, Olivetti, SCM (Smith-Corona-Marchant), Sony, Toshiba và Wang đã nhảy vào cuộc đua sản xuất máy tính.

Vào năm 1965, Wang Laboratories đã cho ra mắt máy tính Wang LOCI-2 với chức năng tính logarit.

Toshiba "Toscal" BC-1411 sử dụng một trong những phiên bản RAM lâu đời nhất, được làm từ bảng mạch. Chiếc máy Olivetti Programma 101 được giới thiệu vào cuối năm 1965, có thể đọc và ghi dữ liệu trên thẻ từ, đồng thời in kết quả tính toán trên máy in tích hợp sẵn.

Máy tính ELKA 22 đã được phát triển bởi Viện Công Nghệ Tính Toán Trung Ương tại Bulgaria. Nó nặng 8 kg và là máy tính đầu tiên trên thế giới có thể tính căn bậc hai

Năm 1967, Texas Instruments đã phát hành nguyên mẫu chiếc Cal Tech. Máy tính này có thể cộng, trừ, nhân, chia, in kết quả trên băng giấy và có thể nằm trong lòng bàn tay của bạn. Năm 1985, Casio phát hành Casio FX-7000G. Đây là máy tính được coi là máy tính đồ thị đầu tiên trên thế giới dành cho công chúng. Nó có thể lập trình và có đến 82 chức năng khoa học

Máy Tính Đương Đại

Vào cuối thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, nhiều công ty đã xuất xưởng hàng loạt máy tính với hàng trăm mẫu mã nhằm phục vụ cho các mục đích khác nhau. CASIO là công ty dẫn đầu về sản xuất máy tính nói chung. Năm 2006, CASIO đã công bố chiếc máy tính thứ một tỷ của mình.

Ngày nay, chúng ta có thể dễ dàng tiếp cận với nhiều mẫu máy tính khác nhau. Máy tính có thể được chia thành nhiều loại như máy tính đơn giản, máy tính kỹ thuật, máy tính kế toán và máy tính tài chính nhằm đáp ứng khả năng xử lý đối tượng tính toán mục tiêu và các đặc trưng của đối tượng đó. Các loại máy tính có thể hoạt động tối ưu cùng với hàng loạt chương trình phức tạp được tích hợp sẵn.

Nhờ có ngôn ngữ lập trình chuyên sâu, các chuyên gia giờ đây đã có thể viết ra vô số ứng dụng cho máy tính chuyên dụng và công bố chúng một cách rộng rãi trên môi trường Internet. Chương trình máy tính toán học, kỹ thuật, thống kê, y tế, thể dục, tài chính, thời gian và chuyển đổi hiện nay đang sẵn có dành cho tất cả mọi người trên điện thoại thông minh của họ.